BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG BÉO PHÌ

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

PHÒNG GD&ĐT TX.BUÔN HỒ          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG BÚP SEN XANH                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:  ……/ KH – BSX                                      CưBao, ngày  20  tháng 09  năm 2018

 

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG – BÉO PHÌ

GIAI ĐOẠN I – NĂM HỌC 2018 – 2019 

  1. Đặc điểm tình hình
  2. Số lượng :

Nhà trường chiêu sinh cháu trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi, trường có 01 điểm phụ, chia thành 7 lớp, trường có bán trú, trong đó có 3 lớp lá, 3 lớp chồi, 1 lớp mầm với tổng số học sinh là 155 cháu.

  1. Kết quả cân đo giai đoạn 1 :
  • Tổng số cháu được cân đo : 212 cháu.

Cân nặng bình thường         : 199 cháu chiếm tỷ lệ: 93,9%.

SDD nhẹ cân 1                    :   11 cháu chiếm tỷ lệ:   5,2%.

Béo phì độ 1                        :   02 cháu chiếm tỷ lệ:   0,9%

Chiều cao bình thường       :  189 cháu chiếm tỷ lệ: 89,1%.

SDD thấp còi 1                   :   23 cháu chiếm tỷ lệ:  10,9%.

  • Toàn trường : 212 cháu

Bình thường                        :  184 cháu chiếm tỷ lệ : 86,7%

Suy dinh dưỡng độ 1          :     26 cháu chiếm tỷ lệ : 12,3%

Béo phì độ 1                        :    02 cháu chiếm tỷ lệ:    0,9%

II/ Biện pháp thực hiện :

Theo kết quả khám sức khỏe đầu năm của học sinh bán trú, hầu hết các em đều có sức khỏe tốt nhưng một số em còn tình trạng suy dinh dưỡng (SDD), béo phì (BP).Các em SDD có số cân nặng, chiều cao thấp hơn so với bình thường, và cao hơn so với bình thường. Các em ăn ít do không ngon miệng hoặc mệt mỏi, bệnh kéo dài. Nhằm giúp các em có sức khỏe tốt, năng động để thạm gia học tập tốt, đạt hiệu quả cao. Tôi xin đề ra kế hoạch, biện pháp chống  SDD – BP giai đoạn 1 như sau :

a/ Suy dinh dưỡng nhẹ cân :

Đảm bảo khẩu phần ăn cho các em không quá 900 calo/ngày và có biện pháp chăm sóc cụ thể :

  • Ở trường :

Ngoài các bữa ăn chính, xế đủ 900 kcal, nhà trường tăng theo bữa phụ bằng sữa béo.

Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn lây bệnh.

Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn( tiêu chảy, viêm đường hô hấp…)

Có biểu đô tăng trưởng để theo dõi sức khỏe của trẻ.

Cân sức khỏe hàng tháng cho các cháu suy dinh dưỡng nhẹ cân báo cho phụ huynh để kết hợp chăm sóc và điểu trị.

Tổ chức chuyên đề giáo dục dinh dưỡng hợp lí cho giáo viên, cha mẹ học sinh có con suy dinh dưỡng.

  • Ở nhà :

Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và nhắc nhở phụ huynh đảm bảo ăn sáng đầy đủ, uống sữa trước khi đi ngủ. Bữa ăn sáng, chiều có đủ chất : thịt, cá, tôm, cua….Tăng chất béo bằng dầu mè, dầu nành, cho các em ăn thêm trái cây để có đủ Vitamin cần thiết phòng chống bệnh tât.

Tuyệt đối không cho ăn quà vặt như bánh, kẹo trước bữa ăn.

Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống văn hóa, năng động, lành mạnh. Không sinh con thứ ba.

b/ Suy dinh dưỡng thấp còi:

Chiều cao của trẻ do nhiều yếu tố quyết định, trong đó có 3 yếu tố chính:

Di truyền.

Chế độ dinh dưỡng.

Luyện tập thể dục, thể thao.

Như vậy, có 2 yếu tố có thể tác động và can thiệp được đó là: Chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục, thể thao :

  • Chế độ dinh dưỡng :

Cung cấp đủ năng lượng cho trẻ theo lứa tuổi, trẻ không thể cao nếu thiếu năng lượng bằng cách ăn đủ bữa cháo, bôt, cơm…hang ngày theo tháng tuổi, bổ sung đầy đủ cháo, bột cơm…hang ngày theo tháng tuổi, bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.

Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm : thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa….

Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm cũng chính là thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: Trứng, sữa, thủy sản, thịt…đặc biệt các thức ăn có nhiều chất kẽm như : thịt gà, thịt cóc, hàu…vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao của trẻ.

Ăn nhiều rau xanh quả chín cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như : Vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt…theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị kịp thời các bệnh còi xương, rối loạn tiêu hóa khi trẻ mắc phải.

  • Luyện tập thể dục, thể thao :

Chế độ luyện tập thể dục, thể thao đóng vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ như : bơi lội, đạp xe, chạy, chơi cầu lông…

Như vậy, để trẻ lớn lên khỏe mạnh và thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn quan tâm đến chiều cao, vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn nếu bỏ qua sẽ không thể lấy lại được.

c/ Béo phì:

Đảm bảo khẩu phần ăn cho các cháu giảm 50calo/ngày và có biện pháp chăm sóc cụ thể :

  • Ở trường :

Ngoài các bữa ăn chính, cho trẻ ăn thêm trái cây, thêm rau, nhai kỹ thức ăn.

Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn lây bệnh.

Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn( tiêu chảy, viêm đường hô hấp…)

Có biểu đô tăng trưởng để theo dõi sức khỏe của trẻ.

Cân sức khỏe hàng tháng cho các cháu béo phì báo cho phụ huynh để kết hợp chăm sóc và điểu trị.

Tổ chức chuyên đề giáo dục dinh dưỡng hợp lí cho giáo viên, cha mẹ học sinh có béo phì.

Cho trẻ tập thể dục giúp tăng chiều cao, lao động trực nhật vừa sức.

 

       Người lập kế hoạch                                                       Hiệu trưởng

 

 

    Nguyễn Thúy Huyền                                                   Nguyễn Thị Ánh